Trong quá trình chuẩn bị thủ tục ly hôn nhiều người băn khoăn không biết nên sử dụng đơn ly hôn viết tay hay đánh máy để đảm bảo tính pháp lý và được tòa án chấp nhận. Việc lựa chọn hình thức phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà còn phản ánh sự cẩn trọng và nghiêm túc của người nộp đơn. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về đơn xin ly hôn viết tay và đơn viết máy của từng loại để giúp bạn đưa ra quyết định chính xác nhất.
Đơn xin ly hôn là gì?
Đơn xin ly hôn viết tay hay đánh máy là một văn bản pháp lý do một trong hai vợ chồng hoặc cả hai cùng lập, gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp. Đây là bước khởi đầu bắt buộc trong quy trình giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong đơn, người viết cần trình bày rõ ràng thông tin cá nhân của hai bên, tình trạng hôn nhân hiện tại, lý do xin ly hôn, thỏa thuận hoặc yêu cầu về quyền nuôi con, cấp dưỡng và chia tài sản nếu có. Đơn xin ly hôn không chỉ thể hiện ý chí chấm dứt hôn nhân mà còn là căn cứ để Tòa án xem xét, ra quyết định hợp pháp về việc ly hôn.

Khi nào cần viết đơn ly hôn?
Việc viết đơn xin ly hôn thường được thực hiện khi một trong hai vợ chồng hoặc cả hai bên không còn mong muốn duy trì cuộc sống hôn nhân. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến:
- Mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, không thể hòa giải: Hai bên thường xuyên cãi vã, thiếu tôn trọng, không còn tin tưởng hay thậm chí xảy ra bạo lực gia đình.
- Không còn tình cảm, ly thân kéo dài: Cuộc sống chung đã chấm dứt về mặt thực tế, vợ chồng sống riêng biệt, không còn sinh hoạt chung như một gia đình.
- Ngoại tình, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hôn nhân: Một bên có quan hệ ngoài luồng hoặc không thực hiện nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, chia sẻ với bạn đời.
- Không thể thỏa thuận trong các vấn đề tài sản, con cái: Khi ly thân hoặc ly hôn nhưng không thể đạt thỏa thuận về quyền nuôi con hoặc chia tài sản, việc viết đơn ly hôn và nhờ đến sự can thiệp của Tòa án là cần thiết.
- Dấu hiệu cho thấy vợ bạn có khả năng ngoại tình. Biểu hiện là gì? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết của thám tử 247
Viết đơn ly hôn là bước đi hợp pháp giúp người trong cuộc có cơ sở rõ ràng để yêu cầu quyền lợi và bảo vệ chính mình trước pháp luật.

Đơn xin ly hôn viết tay hay đánh máy thì được tòa án chấp nhận
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đơn xin ly hôn có thể được viết tay hoặc đánh máy và đều được Tòa án chấp nhận, miễn là đảm bảo đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định.
Pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức đơn xin ly hôn phải là viết tay hay đánh máy. Điều quan trọng là đơn phải có đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định, rõ ràng, dễ đọc và thể hiện được ý chí, nguyện vọng của người làm đơn.
Đối với đơn thuận tình ly hôn
Đối với Mẫu đơn ly hôn thuận tình , đây là loại đơn được sử dụng khi cả hai vợ chồng đều đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân, đồng thuận về quyền nuôi con, chia tài sản và các nghĩa vụ khác sau ly hôn. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị và nộp đơn thuận tình ly hôn:
Điều kiện để được giải quyết thuận tình ly hôn: Hai bên phải tự nguyện ly hôn và hai bên phải thỏa thuận rõ ràng về việc nuôi con hoặc chia tài sản. Việc thỏa thuận đó không vi phạm đạo đức, pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của con chưa thành niên.
Chuẩn bị hồ sơ: Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo mẫu tòa án.
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kết hôn.
- CMND/CCCD, hộ khẩu của cả hai vợ chồng.
- Giấy khai sinh con (nếu có).
- Tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản chung (nếu có).
- Bản thỏa thuận về việc nuôi con, chia tài sản (nếu đã có).
Đối với đơn ly hôn đơn phương:
Đơn ly hôn đơn phương được sử dụng khi một trong hai vợ chồng không đồng ý ly hôn hoặc không thể thỏa thuận về các vấn đề như quyền nuôi con, chia tài sản, nợ chung, v.v. Trong trường hợp này, người yêu cầu ly hôn cần gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu giải quyết. Dưới đây là các bước và thông tin cần lưu ý khi chuẩn bị và nộp đơn ly hôn đơn phương:
Điều kiện để nộp đơn ly hôn đơn phương
- Một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà bên kia không đồng ý.
- Bên yêu cầu ly hôn phải có lý do hợp lý (như bạo lực gia đình, hành vi ngoại tình, v.v.) và cần cung cấp chứng cứ về các hành vi này.
- Hai bên không thể thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ tài chính.
Chuẩn bị hồ sơ: Đơn yêu cầu ly hôn đơn phương (theo mẫu Tòa án).
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kết hôn.
CMND/CCCD, hộ khẩu của vợ/chồng. - Giấy khai sinh của con chung (nếu có).
- Tài liệu chứng minh các lý do ly hôn (ví dụ: biên bản hòa giải không thành, chứng cứ về bạo lực gia đình, ngoại tình, v.v.).
- Các tài liệu liên quan đến quyền sở hữu tài sản chung hoặc các khoản nợ (nếu có).

Hướng dẫn viết đơn xin ly hôn viết tay hoặc đánh máy
Khi viết đơn ly hôn kể cả viết tay hay viết máy thì cần phải chính xác rõ ràng và rành mạch, chính xác.
Nội dung cần phải điền đúng thông tin của hai vợ chồng tương ứng với sổ hộ khẩu và giấy tờ cá nhân ( cccd /hộ chiếu)
Phần quan hệ hôn nhân: Trình bày chi tiết quá trình chung sống và lý do dẫn đến việc ly hôn. Cần nêu rõ mâu thuẫn phát sinh từ đâu, hai vợ chồng đã ly thân chưa.
Về con cái: Ghi đầy đủ tên, ngày tháng năm sinh và nguyện vọng của con sống cùng ai. Nếu hai bên đã thỏa thuận được việc cần con cái thì ghi rõ nội dung.
Phần tài sản chung: Nếu có tài sản mà cần tòa giải quyết thì cũng ghi rõ nội dung hoặc có tài sản mà hai bên thỏa thuận được thì cũng ghi rõ trong đơn.
Về nợ chung (nếu có): Nếu có nợ chung, nợ bao nhiêu, hẹn ngày trả… cần tòa phân chia hộ cũng ghi rõ trong đơn. Trường hợp nợ chung mà hai bên đã thỏa thuận được thì cũng gi rõ trong đơn.
Trình bày đầy đủ và chính xác các thông tin thì giúp tòa án dễ dàng giải quyết đơn ly hôn theo quy định pháp luật.
Kèm theo đơn ly hôn là các giấy tờ cần thiết sau đây:
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu (Bản sao chứng thực);
- Sổ hộ khẩu (Bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (Bản sao chứng thực);
- Đăng ký kết hôn (Nếu có con chung – Bản gốc);
- Giấy tờ tài sản chung (Nếu có tài sản chung – Bản sao chứng thực);
- Một số giấy tờ khác có liên quan khác.

Các câu hỏi thường gặp về đơn ly hôn viết tay hay đánh máy
Đơn ly hôn viết tay có bị Tòa án từ chối không?
Không. Đơn ly hôn viết tay vẫn được Tòa án chấp nhận nếu trình bày rõ ràng, đầy đủ thông tin và đúng mẫu quy định. Tuy nhiên, bạn nên hỏi trước tại Tòa án nơi nộp hồ sơ để chắc chắn.
Đơn ly hôn đánh máy có phải ký tên bằng tay không?
Có. Dù là đơn đánh máy hay viết tay, bạn đều phải ký tên bằng tay để xác nhận nội dung và chịu trách nhiệm pháp lý.
Nếu đơn ly hôn bị sai sót, có phải làm lại từ đầu không?
Nếu sai sót nhỏ, bạn có thể sửa chữa hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án. Tuy nhiên, nếu sai nhiều thông tin quan trọng hoặc trình bày không đúng mẫu, bạn nên làm lại để tránh mất thời gian.
Có thể sử dụng mẫu đơn ly hôn tải trên mạng không?
Có, miễn là mẫu đó đúng theo quy định của Tòa án và đầy đủ các thông tin bắt buộc. Nên ưu tiên tải từ website chính thức của Tòa án hoặc các trang pháp lý uy tín.
Nộp đơn ly hôn ở đâu? Có cần cả hai bên cùng đi không?
Đơn ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú (ly hôn đơn phương) hoặc nơi hai vợ chồng cư trú/làm việc (ly hôn thuận tình). Nếu ly hôn thuận tình, cả hai nên cùng đi nộp hồ sơ và làm thủ tục.
Bạn có thể nộp đơn xin ly hôn viết tay hoặc đánh máy. Cả hai hình thức đều được chấp nhận nếu đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và rõ ràng. Để chắc chắn và thuận tiện nhất, bạn có thể tham khảo mẫu đơn tại Tòa án nơi bạn dự định nộp hồ sơ hoặc lựa chọn hình thức đánh máy.

Ông Phạm Ngọc Tỉnh hiện là Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty TNHH Dịch Vụ Thông Tin 247 gọi tắt là Công ty Thám Tử 247 – một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thám tử tư chuyên nghiệp và uy tín. Với hơn 16 năm hoạt động ngành thám tử, ông Tỉnh đã đóng góp lớn cho ngành và xây dựng Thám Tử 247 trở thành địa chỉ tin cậy cho hơn 20.000 khách hàng trên toàn quốc.